忍者ブログ

thuốc tăng cân nhanh chóng

Mụn trứng cá là gì? Có nên nặn ngay? Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Mụn trứng cá là gì? Có nên nặn ngay? Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả

Mụn trứng cá cũng như các vấn đề da liễu nói chung hiện nay đã không còn xa lạ với mọi người. Mụn trứng cá có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều nhất ở tuổi dậy thì, ở cả nam và nữ giới. Mụn làm bạn không thoải mái, khó chịu, mất đi sự tự tin khi giao tiếp, và là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho làn da của bạn. Vậy có những cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả nào? Bài viết dưới đây Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết nhất về mụn trứng cá cho bạn.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá thường được hiểu đơn giản là mụn, là một loại bệnh da liễu mãn tính hay gặp, được đặc trưng bằng tình trạng viêm khu trú vùng nang lông- tuyến bã nhờn. Chất nhờn từ các lỗ trên da, gọi là những lỗ chân lông, đi theo các tuyến nang lông, đổ ra tuyến bã nhờn.

Khi nang lông của bạn bị bít tắc do da tiết ra một lượng lớn chất nhờn hoặc có quá nhiều tế bào chết, lâu dần có thể dẫn đến viêm và xuất hiện những nốt mụn đỏ. Tùy vào tình trạng các nang lông bị bít tắc mà các mụn đỏ này có thể phân thành nhiều mức độ khác nhau như:

  • Tình trạng nhẹ: các mụn nhỏ, không sưng, không đỏ, không đau.
  • Tình trạng trung bình: mụn sưng tấy đỏ, bên trong có mủ.
  • Tình trạng nặng: mụn sưng tấy rất to,đau tại chỗ bị mụn, có rất nhiều mủ bên trong.

Mụn trứng cá có thể phân thành nhiều loại mụn khác nhau, tùy theo đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sần, mụn trứng cá bọc, mụn mủ, mụn dạng nang…

Có thể gặp bệnh mụn trứng cá ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh, người thường xuyên thức khuya, stress, căng thẳng đầu óc,…Người trẻ tuổi và thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị mụn trứng cá nhất (khoảng 80%) do lúc này da tăng bài tiết dầu và nội tiết tố chưa được ổn định. Khả năng bị mụn trứng cá giảm dần sau tuổi 25 do hệ nội tiết dần ổn định hơn.

Tuy không gây nên các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cơ thể nhưng mụn trứng cá có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, ngoại hình và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị mụn trứng cá đúng cách luôn là mối quan tâm lớn của nhiều người.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá khác nhau, tuy nhiên cơ chế bệnh sinh chung được xác định đến thời điểm này là do 3 yếu tố sau:

Sự tăng tiết bã nhờn

Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Thông thường, nang lông làm nhiệm vụ vận chuyển chất nhờn dưới da ra ngoài lỗ chân lông. Lượng chất nhờn này đủ để dưỡng ẩm, đồng thời để bảo vệ da khỏi những tác động của yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên, ở độ tuổi dậy thì, cơ thể bài tiết một lượng lớn hormon androgen làm da tiết ra lượng dầu vượt quá mức bình thường. Do đó, nang lông bị bít tắc bởi các bã nhờn và dầu, lâu ngày các chất này kết dính lại với nhau, tạo điều kiện cho trực khuẩn kỵ khí Propionibacterium acnes xâm nhập, từ đó hình thành lên mụn trứng cá.

Sự sừng hóa (keratin hóa) bất thường của phễu nang lông

Sau một chu kỳ, các chất bã nhờn và tế bào chết được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, trong bệnh về mụn trứng cá, một lượng lớn các phễu nang lông bị keratin hóa một cách bất thường, làm ứ đọng các chất bã nhờn, bụi bẩn và bắt đầu phản ứng viêm.

Do trực khuẩn kỵ khí Propionibacterium acnes hoạt động quá mức

Đây là một vi khuẩn sống trên bề mặt da với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi có các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của loại vi khuẩn này (da tiết nhiều dầu, bụi bẩn, điều kiện vệ sinh kém…), vi khuẩn P. acnes tăng sinh mạnh và gây viêm ở nang lông. Nguyên nhân gây nên mụn trứng cá do vi khuẩn P. acnes thường dẫn đến tình trạng nặng và dễ để lại các vết thâm, sẹo gây mất thẩm mỹ.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh mụn trứng cá

Độ tuổi: người có độ tuổi từ 12- 25 có nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn trẻ em và người lớn tuổi.

Giới tính: nữ giới có khả năng cao hơn nam giới.

Giai đoạn phát triển của cơ thể: tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tuổi dậy thì đối với cả nam và nữ giới, do lúc này hệ nội tiết của cơ thể chưa được ổn định.

Điều kiện vệ sinh kém hoặc chăm sóc da không đúng cách.

Yếu tố di truyền: tiền sử trong gia đình có bố mẹ bị mụn trứng cá thì khả năng con bị mụn trứng cá cũng sẽ cao hơn bình thường.

Sử dụng nhiều loại mỹ phẩm gây kích ứng da.

Trang điểm thường xuyên làm nang lông bị bít tắc trong thời gian dài.

Chế độ ăn không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn cay nóng, các chất kích thích thần kinh, uống ít nước…

Môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, khí thải trong không khí. Sống trong điều kiện tự nhiên khô hạn hoặc nóng ẩm cũng tăng khả năng bị mụn trứng cá.

Căng thẳng thần kinh kéo dài, mệt mỏi, stress, thường xuyên thức khuya, uống các chất kích thích như cafein là những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến da mặt của bạn.

Phụ nữ đang trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt.

Uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

Hình ảnh mụn trứng cá
Hình ảnh mụn trứng cá

Yếu tố nội tiết: sự tăng sinh mạnh của nồng độ hormone Androgen. Androgen là một loại hormone được bài tiết mạnh ở tuổi vị thành niên và được chuyển thành Estrogen khi bước sang tuổi dậy thì. Khi cơ thể tiết ra hormone Androgen vượt quá mức bình thường, các tuyến dầu dưới da sẽ tăng tiết một lượng lớn dầu và bã nhờn làm lỗ chân lông bị bít tắc, lâu ngày sẽ hình thành lên mụn trứng cá.

Các bệnh lý về rối loạn nội tiết trong cơ thể: hội chứng Cushing, bệnh cường giáp, bệnh hội chứng buồng trứng đa năng…

Sử dụng quá mức các kháng sinh dạng bôi, các thuốc chống viêm như corticoid có thể gây nên những đợt mụn ồ ạt, kéo dài, tiên lượng nặng.

Thói quen xấu của bản thân: nặn mụn, sờ tay lên mặt, đeo khẩu trang trong thời gian dài,…có thể làm tăng khả năng bị mụn.

[TÌM HIỂU] Da dầu mụn là gì? Cách chăm sóc da nhờn tại nhà

Đối tượng thường mắc mụn trứng cá

Thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì

Theo một thống kê mới nhất của Hiệp hội Y tế Việt Nam năm 2019, tuổi dậy thì chiếm khoảng 80% trong tổng số lứa tuổi bị mụn trứng cá. Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể ở nhiều mức độ khác nhau, mụn có thể chỉ là những nốt nhỏ, không đỏ, không đau hoặc là những mụn to, có mủ, gây nên cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh. Vậy tại sao đây lại là lứa tuổi dễ mắc mụn nhất?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương, do đây là lứa tuổi hệ nội tiết tố đang thay đổi kèm theo là thay đổi tâm sinh lý, làm tăng tiết hormon Androgen, dẫn đến tăng tiết dầu từ các tuyến bã nhờn, cùng với sự phát triển mạnh của vi khuẩn P. acnes, lâu ngày hình thành nên mụn trứng cá.

Và đây cũng là độ tuổi thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích như cafein, căng thẳng thần kinh do học tập, stress,…đều là những yếu tố nguy cơ làm khả năng bị mụn trứng cá cao hơn những độ tuổi khác.

Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh

Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ cao bị mụn trứng cá
Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ cao bị mụn trứng cá

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có sự thay đổi lớn trong cơ thể, đặc biệt là thay đổi nội tiết tố: Estrogen và Progesteron. Điều này là nguyên nhân trực tiếp làm cho làn da của phụ nữ mang thai trở nên sần sùi và xuất hiện mụn trứng cá.

Nó có thể mất đi sau khi sinh nhưng cũng có thể duy trì trong một khoảng thời gian dài.

Người hay thức khuya, căng thẳng đầu óc

Thức khuya, stress, căng thẳng kéo dài có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, hệ nội tiết tăng tiết hormon Androgen, tạo ra cortisol và steroid, là điều kiện để hình thành nhân mụn. Mặt khác, stress còn làm ức chế các hoạt động của cơ thể, khiến da không hấp thu được các dưỡng chất thiết yếu, đồng thời làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch, khiến da không thể chống lại hoạt động của vi khuẩn gây mụn P. acnes.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu

  • Bề mặt da không mịn màng, sần sùi, có nhiều dầu.
  • Xuất hiện các vết đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Có các nốt mụn đầu trắng hoặc đầu đen.
  • Có hiện tượng nóng rát, đau và ngứa ngáy tại chỗ bị viêm.
  • Bên trong vết sần đỏ có thể có mủ.

Triệu chứng thường gặp

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, đặc biệt là những vùng da tiết nhiều dầu như ở mặt, lưng, ngực, vai,…Các triệu chứng thường gặp khi bị mụn trứng cá bao gồm:

  • Tổn thương Noninflammatory

Sau khi các nang lông bị bít tắc bởi dầu, tế bào chết và đôi khi là cả vi khuẩn, làm cho lỗ chân lông bị chặn lại, các gốc lông có màu đen, do đó ban đầu mụn trứng cá gọi là mụn đầu đen. Sau đó còn được gọi là mụn đầu trắng do lỗ chân lông bắt đầu đóng lại, mụn bắt đầu hơi nâng lên và có màu đỏ hoặc hơi thâm.

  • Tổn thương viêm
  • Papules (mụn sẩn): là quá trình viêm hay nhiễm trùng của mụn đầu trắng hoặc đầu đen trên các lỗ chân lông. Papules có thể màu đỏ và gây đau nhẹ.
  • Pustules (mụn mủ): mụn có màu đỏ có mủ ở đầu mụn, cảm giác đau khi va chạm.
  • Nodules (mụn u): có tính chất nghiêm trọng hơn mụn mủ và mụn sẩn, hình thành do quá trình tích lũy trong các nang lông dưới bề mặt da.
  • Cysts (u nang): mụn to có màu đỏ, bên trong có cục mủ to, nang lông bị viêm nặng, rất đau, nguy cơ để lại sẹo cao sau khi phục hồi, là loại mụn có nghiêm trọng nhất.

Khám bác sĩ khi cần

Mặc dù mụn trứng cá không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Nếu điều trị không đúng cách có thể làm bệnh nặng hơn và dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Bạn nên đến khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị nếu là một trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị tại nhà trong một thời gian dài nhưng chưa có tiến triển.
  • Đã điều trị theo toa đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ nhưng vẫn không cải thiện tình trạng mụn.
  • Mụn ngày một trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều mụn nang hoặc mụn mủ.
  • Có những triệu chứng dị ứng khi dùng các thuốc để điều trị mụn như: khó thở, mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng, nôn hoặc buồn nôn, đau đầu, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê,…Nếu gặp phải trường hợp trên, dừng ngay thuốc và gọi cấp cứu.

Nơi thường xuất hiện

Mụn trứng cá ở mặt

Mụn trứng cá ở mặt
Mụn trứng cá ở mặt

Những người có làn da nhạy cảm thường dễ bị mụn ở vị trí này. Do các tuyến bã nhờn ở da mặt là nơi tiết một lượng lớn dầu và tế bào chết, ngoài ra đây còn là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ô nhiễm…Mụn trứng cá ở mặt có thể bao gồm nhiều loại mụn khác nhau như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sần, mụn nang,…

  • Mụn trứng cá ở má: là nơi mụn trứng cá dễ mọc thành cụm, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu, nguyên nhân có thể là thói quen trang điểm nhiều, đeo khẩu trang, tẩy trang không sạch,…
  • Mụn trứng cá ở mũi: thường gặp nhiều là các loại mụn đầu đen mọc dọc theo hai sống mũi.
  • Mụn trứng cá ở trán: mụn mọc ở trán có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động không tốt, đặc biệt vùng chữ T là khu vực khá nhạy cảm với bụi bẩn, do đó rất dễ gây ra mụn.
  • Môi: tuy đây là khu vực rất hiếm khi mọc mụn trứng cá nhưng nếu như bạn bị mụn trứng cá ở môi thì đó có thể là biểu hiện bạn đang bị nóng trong, nhiệt miệng, hoạt động của hệ bài tiết bị rối loạn và chức năng thải độc của gan bị quá tải. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

Mụn trứng cá ở mặt ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại các vết sẹo lồi, lõm, vết thâm làm bạn cảm thấy tự ti, xấu hổ trước đám đông.

Mụn trứng cá ở lưng

Lưng cũng là vị trí dễ mắc mụn trứng cá. Mụn trứng cá ở lưng có thể là do tình trạng rối loạn chức năng gan, nóng trong, viêm lỗ chân lông….

Mụn trứng cá ở vùng kín

Mọc mụn ở vùng kín không chỉ khiến chị em phụ nữ khó chịu, ngứa ngáy, đau rát mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và các rối loạn sinh dục khác.

Các loại mụn trứng cá

Mụn đầu đen

Đây là loại mụn được hình thành do các chất bã nhờn, dầu, tế bào chết bít tắc lỗ chân lông. Mụn đầu đen nằm ở trên mặt da, thường hay gặp ở vùng sống mũi, là loại mụn không viêm với nhân mụn nằm khu trú ở trong các nang lông.

Màu đen của mụn là do các chất trong nhân mụn khi tiếp xúc với không khí khiến các chất này bị oxy hóa biến thành màu đen. Mụn đầu đen có thể tự điều trị ở nhà theo thuốc không kê đơn.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là một loại mụn trứng cá nhẹ với các biểu hiện là các nốt mụn nhỏ, li ti, ẩn sâu dưới da.

Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng

Do các chất bẩn làm tắc nang lông, lỗ chân lông đóng làm cho các nhân mụn đi xuống, đội da lên khiến cho da sần sùi và có màu hồng nhạt. Giống như mụn đầu đen, mụn đầu trắng cũng không gây viêm và dễ kiểm soát, có thể tự điều trị. Mụn có thể mọc ở trán, má, cằm,…

Mụn sần

Các mụn sần là tình trạng mụn trứng cá bị viêm, tạo thành những vết sần nhỏ, rắn chắc và có màu hồng nhạt. Điểm đặc biệt là những mụn sần nhạy cảm với cảm ứng: nặn hoặc bóp có thể làm nặng hơn tình trạng của mụn và dẫn đến sẹo.

Mụn trứng cá bọc

Loại mụn này thường có kích thước lớn với các vết sần sưng đỏ, gây đau nếu chạm tay vào. Khi nang lông bị vỡ và đẩy nhân mụn lên bề mặt da tạo điều kiện hình thành mụn bọc. Các nốt mụn có thể nằm riêng lẻ hoặc mọc thành từng mảng, khi nặn mụn có thể có máu kèm theo.

Mụn mủ

Mụn mủ có mức độ tổn thương nặng và là mụn gây viêm. Mụn nằm rõ trên bề mặt da với tổn thương là các nốt sần có mủ trắng ở đỉnh và xung quanh là một vòng tròn màu đỏ. Nếu điều trị không đúng cách, loại mụn này có thể để lại sẹo hoặc các vết thâm.

Mụn dạng nang

Là mức độ mụn nghiêm trọng nhất, xuất hiện rõ trên bề mặt da. Mụn nổi to như hình hạt đậu, bên trong chứa đầy mủ xanh hoặc vàng. Mụn có thể mọc ở má, trán hoặc lưng. Đối với loại mụn này, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được điều trị vì mụn dạng nang rất dễ tạo thành sẹo rỗ sau khi nặn mụn.

Cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị mụn trứng cá tùy vào mức độ và tình trạng mụn của bạn. Nguyên tắc chung của các phương pháp đó là dựa vào việc giảm vi khuẩn trong nang lông, giảm sinh bã nhờn, chất bụi bẩn gây viêm, loại bỏ lớp keratin che lấp nang.

Đôi khi bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá. Bạn có thể sử dụng thuốc điều trị theo đường uống hoặc bôi.

Những chia sẻ dưới đây của chúng tôi không thể thay thế cho lời khuyên của các y bác sĩ. Hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn trực tiếp!

Cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất
Cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất

Thuốc uống trị mụn trứng cá (Thuốc nội tiết)

Khi dùng thuốc bôi ngoài da không có tiến triển, bạn phải chuyển qua thuốc uống trị mụn trứng cá. Các thuốc dạng uống có đáp ứng thường chậm và phải kéo dài, thường được chỉ định cho các loại mụn trứng cá dạng nặng như mụn mủ hay mụn nang.

Thường dùng Isotretinoin theo đường uống, nếu bệnh nhân bị nhạy cảm với thuốc dạng này thì có thể thay bằng kháng sinh với liều cao như: Corticosteroid, Sulfamid, Minocycline,…. Đối với phụ nữ chống chỉ định với Estrogen có thể thay thế bằng Spironolacton. Các thuốc uống trị mụn trứng cá thường gây ra nhiều tác dụng phụ cho người dùng, vì vậy, không được tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Một số loại thuốc uống trị mụn trứng cá phổ biến và đạt hiệu quả cao là:

  • Thuốc uống trị mụn trứng cá Doxycycline Capsules
  • Thuốc đặc trị mụn trứng cá của Nhật Bản Hythiol
  • Thuốc uống trị mụn Zinc for Acne

Tuy nhiên, nếu dùng các thuốc kháng sinh đường uống để điều trị mụn trứng cá vẫn không đem lại hiệu quả thì có thể việc mọc mụn không phải là do vi khuẩn P. acnes mà là do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Việc này thường gặp ở lứa tuổi dậy thì hoặc ở nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh.

Trong các trường hợp này, bác sĩ da liễu sẽ chỉ định các thuốc nội tiết có cơ chế làm giảm lượng Androgen- hormone sinh dục làm kích thích mọc mụn trứng cá như các loại thuốc tránh thai đường uống hoặc thuốc Spironolactone.

Có thể kết hợp thuốc bôi, thuốc uống trị mụn trứng cá và các sản phẩm hỗ trợ như sữa rửa mặt, kem dưỡng có các thành phần kháng khuẩn như PHA, BHA, AHA,… với nhau để tăng hiệu quả điều trị. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có các triệu chứng như: dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, đau đầu,…thì bạn phải dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và gọi cấp cứu.

Xem thêm: Megaduo Gel 15g trị mụn, vết thâm có tốt không? Thành phần, Review

Thuốc, kem bôi trị mụn trứng cá

Đối với các loại mụn trứng cá nhẹ như mụn đầu đen hay mụn sần, thuốc (kem) bôi mụn trứng cá thường được các bác sĩ chỉ định như một phương pháp thường quy. Hiện nay, thuốc bôi mụn trứng cá trên thị trường khá đa dạng, được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: dạng gel, kem, nước thơm,…Một loại thuốc bôi mụn trứng cá thường là sự kết hợp của nhiều biệt dược được chỉ định sau đây:

Thuốc, kem bôi trị mụn trứng cá
Thuốc, kem bôi trị mụn trứng cá
  • Retinoids tại chỗ: Là một loại dẫn chất của Vitamin A, Retinoids hoạt động bằng cách làm thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời còn có khả năng kết hợp với các kháng sinh tại chỗ, làm cho các thuốc kháng sinh dễ thấm sâu hơn ở nơi bị mụn.
  • Kháng sinh tại chỗ: có tác dụng chính là diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes, thường dùng cho các trường hợp mụn mủ hoặc mụn bọc. Các kháng sinh thường dùng là tetracyclin, clindamycin, erythromycin.
  • Các loại thuốc bôi khác: Acid azelaic, Benzoyl peroxide, dapsone và chế phẩm chứa S. Các thuốc trên đều có tác dụng làm giảm sưng và ngăn sự phát triển của vi khuẩn.

Do là một bệnh phổ biến nên thuốc bôi mụn trứng cá trên thị trường dược phẩm rất đa dạng. Dưới đây là một số loại thuốc bôi được người tin dùng tin tưởng, đề xuất và đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn của Bộ Y Tế:

  • Thuốc bôi trị mụn trứng cá Acnes Medical Cream
  • Thuốc bôi trị mụn trứng cá Laroche Posay Effaclar Duo +
  • Thuốc bôi trị mụn trứng cá dạng gel Decumar

Xem thêm: [REVIEW] Thuốc Klenzit C Gel 15g trị mụn, trị thâm có tốt không? Giá

PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R